Cần xã hội hóa sát hạch, đào tạo lái xe

5/5 (1 bình chọn)

Tại Phiên họp, nhiều Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe nên theo phương thức xã hội hóa.

TIN LIÊN QUAN
Thi bằng lái xe máy đà nẵng

Ngày 25-9, trang Quochoi.vn cho biết, thực hiện Phiên họp thứ 48, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa cho ý kiến về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Một trong những vấn đề được các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm, đóng góp ý kiến là việc đào tạo, tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe nên được thực hiện theo phương thức xã hội hóa. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe nên được thực hiện theo phương thức xã hội hóa. Ảnh: Quochoi.vn

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng: Việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe nên được thực hiện theo phương thức xã hội hóa. Bộ Công an và các Bộ ngành liên quan nên tập trung vào việc quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe thông qua sử dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Công an và các Bộ ngành liên quan nên tập trung vào việc quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe thông qua sử dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin.

Ví dụ như người dân nào đạt được tiêu chuẩn thông qua các cuộc sát hạch thì sau khi thi, làm bài xong câu hỏi nào, đơn vị có đủ thẩm quyền có thể sử dụng máy tính, áp dụng công nghệ thông tin là biết được trình độ của người đó ra sao. Người tham gia thi cũng có thể biết được điểm số bài thi của mình ngay.

Còn Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến lại đề nghị cân nhắc một số nội dung làm thay đổi trách nhiệm đang thực hiện như quy định thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe chuyển từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an; lược bỏ thẩm quyền tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của Thanh tra Giao thông.

Theo Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy , người dân có thể học lái xe, đăng ký sát hạch ở đâu cũng được. Ảnh: Quochoi.vn
Theo Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy , người dân có thể học lái xe, đăng ký sát hạch ở đâu cũng được. Ảnh: Quochoi.vn

Giải trình về nội dung trên, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết, quan điểm của Bộ Công an là việc đào tạo lái xe là thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Theo đó, người dân có thể học lái xe, đăng ký sát hạch ở đâu cũng được.

Theo Thứ trưởng, nhiệm vụ của Bộ Công an là sẽ đưa ra những tiêu chí quản lý về sát hạch để đảm bảo cho từng độ tuổi thực hiện. Ngoài ra, Bộ Công an cũng sẽ áp dụng những quy định tiến tiên của các nước như chấm điểm các tổ chức sát hạch để đảm bảo người dân phải thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn khi tham gia giao thông.

Cạnh đó, Thứ trưởng Ngọc cho biết, việc đấu giá biển số xe, cấp biển số xe và những vấn đề khác được đưa vào dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ cũng sẽ được Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nghiên cứu.

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nêu quan điểm, việc ban hành dự án Luật này với Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) cần phải đảm bảo chất lượng, cũng như phạm vi điều chỉnh liên quan đến an ninh trật tự, an toàn giao thông phải rành mạch, tránh sự chồng chéo, trùng lắp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ khẳng định, việc ban hành và thực hiện Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ cần phải đảm bảo giảm thủ tục hành chính và không gây lãng phí, tiêu cực. Ảnh: Quochoi.vn
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ khẳng định, việc ban hành và thực hiện Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ cần phải đảm bảo giảm thủ tục hành chính và không gây lãng phí, tiêu cực. Ảnh: Quochoi.vn

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ khẳng định: Dự án Luật này có nhiều điểm mới như: trừ điểm trên giấy phép lái xe; quy định rõ hơn về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe… liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân nên khi thực hiện thì yêu cầu cần phải đảm bảo giảm thủ tục hành chính và không gây lãng phí, tiêu cực.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Chính phủ phải chịu trách nhiệm trong quản lý, điều hành và cần nghiên cứu thêm trong công tác xã hội hóa về các nội dung trên để Quốc hội xem xét quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, về cơ bản Dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đảm bảo được yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, cơ quan soạn thảo, thẩm tra dự án Luật cần tiếp tục xem xét kỹ lưỡng những ý kiến đóng góp của các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đóng góp để hoàn thiện, trình Quốc hội đóng góp, thảo luận trong kỳ họp thứ 10 tới.

Theo quochoi.vn

LƯU ĐỨC
Nguồn: Quochoi.vn

Bình luận

Bình luận của bạn